Chào mừng bạn tới với Thế giới cộng đồng Người Khuyết Tật

Một cộng đồng chia sẻ tình cảm, tình bạn, tình yêu, học tập và công việc..

Một cộng đồng hoàn hảo trong sự chưa hoàn hảo.

Vì 1 cộng đồng Người Khuyết Tật hòa nhập toàn diện..!!!

10/30/2012

Hội FB cho NKT


Mình là Khanh 1 SEOER marketing online và cũng là 1 NKT, Hiện tại mình tạo ra trang FB dành cho NKT với mục đích ghi lại những cảm nhận của NKT.


Nơi chia sẻ các thông tin mọi mặt đời sống của NKT,trao đổi việc học tập,tạo lập cuộc sống,xây dựng ghề nghiệp và các tấm gương NK và thiện nguyện.
Hiện tại 10-08-2012 đã có hơn 300 thành viên chủ yếu là NKT tham gia thường xuyên.
Các bạn nào chưa có FB có thể dùng tạm địa chỉ FB mở với mail đăng nhập là: :
Mail đăng nhập: khanh_hba@yahoo.com pass: chienthang

Cuộc thi Hoa hậu Người Khuyết tật


Hôm qua vào nhóm FB cho người khuyết tật thấy một số bạn đưa ra ý kiến tổ chức 1 cuộc thi nho nhỏ bầu chọn miss cho NKT tới 20-10 này.Sáng nay ra thấy mọi người ủng hộ ghê quá nên share cả nhà vào bình chọn và đặc biệt với Girl nhà mình thì tham gia cho có phong trào nhé..


Địa chỉ cuộc thi tại:
Và địa chỉ nhóm tại: http://www.facebook.com/groups/307879869261026/ ,Nhóm thì phải đăng nhập FB mới xem được nha cả nhà.

9/11/2012

Vượt khó, cô gái tật nguyền viết nên chuyện cổ tích


 Một mình tự mua sách mở và mượn sách của các em về học để tìm kiếm tương lai khỏi làm phiền bố mẹ già yếu, cô gái bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp nằm liệt gần 8 năm nay đã làm nên chuyện cổ tích: thi đỗ đại học ở tuổi 25.

Đó là Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (SN 1987, trú thôn Dưỡng Xuân, xã Quế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam).
Đã bước vào năm học mới, Nguyệt đi học chính trị ở trường được vài ngày thì được nghỉ để ngày 17/9 đến mới bước vào học chính thức. Vậy là ước mơ giảng đường với Nguyệt đã được toại nguyện, tuy nhiên phía trước em vẫn còn rất nhiều điều lo lắng bởi vì em bị tật.
Chiếc nạng đã gắn bó với Nguyệt mấy năm nay để đi lại trong nhà.
Chiếc nạng đã gắn bó với Nguyệt mấy năm nay để đi lại trong nhà.
Tin Nguyệt đậu vào trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) làm mọi người ở xóm nhỏ Dưỡng Xuân không khỏi bất ngờ bởi gần 8 năm nay, Nguyệt bị bệnh phải nằm một chỗ. Ngoài những lúc phải đi bệnh viện cấp cứu, Nguyệt không đi đâu ra khỏi nhà.
Ngôi nhà nhỏ của bố mẹ Nguyệt nằm sâu trong xóm nhỏ thôn Dưỡng Xuân. Mấy hôm nay, bố Nguyệt - ông Nguyễn Văn Hoàng chuẩn bị sắm sửa chiếc giường tre để mang ra Đà Nẵng cho Nguyệt nằm vì nhà trọ thuê không có giường.
Ông tâm sự: "Suốt 11 năm, nó là đứa học sinh ngoan hiền, là học sinh đi thi Tiếng Anh của tỉnh, là niềm hy vọng của gia đình. Thế nhưng, bắt đầu từ nửa năm cuối lớp 11, nó bắt đầu đổ bệnh". Nói rồi, giọng ông chùng xuống.
Đến năm lớp 12, Nguyệt đổ bệnh nặng, gia đình chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Bác sĩ bảo bệnh của em không khỏi nhưng hàng ngày phải uống thuốc để khỏi đau nhứt. Từ đó, sức học của em sụt giảm hẳn.
Vì thấy một học trò ngoan và giỏi bị bệnh nặng nên năm đó, thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Văn Cừ (xã Quế Phú, Quế Sơn) khuyên em nên viết đơn xin được đặt cách không phải thi tốt nghiệp. Tốt nghiệp THPT nhưng giấc mơ vào đại học của Nguyệt đành gác lại.
Giấy khen của Hội khuyến học xã Quế Xuân 1 tặng Nguyệt khi em đậu đại học
Giấy khen của Hội khuyến học xã Quế Xuân 1 tặng Nguyệt khi em đậu đại học.
Gần 8 năm chiến đấu với bệnh tật, Nguyệt cân nặng chỉ còn hơn 20kg. Chạy chữa nhiều nơi không khỏi, nghe chỗ nào có thầy giỏi thuốc hay là bố em lại lặn lội đến mua về. Bao nhiêu tài sản trong nhà đành đội nón ra đi.
“Nhà nghèo quá nên nhiều lần em định tìm đến cái chết để khỏi phải tốn tiền tốn của nhưng nghĩ lại, em thấy mình còn trẻ phải làm gì đó có ích chứ nếu chết thì đơn giả quá”, Nguyệt tâm sự.
Cuối năm 2011, bệnh tình thuyên giảm một phần, Nguyệt có thể chống nạng tự đi lại trong nhà. Nguyệt kể, một lần tình cờ xem tivi thấy một hoàn cảnh còn khó khăn hơn mình nhưng được bố cõng đi thi đại học, thế là ươc mơ làm sinh viên lại trỗi dậy trong em. Nguyệt quyết tâm tự học ở nhà để đi thi đại học mặc cho các khớp tay không cho em cầm chắc cây bút.
Nguyệt mượn sách của các em đã học trong xóm, xin đề thi các năm trước rồi tự ôn luyện và giải. Miệt mài gần một năm cùng với những lời động viên của gia đình và những người bạn thân thiết, Nguyệt đã cảm thấy mình đủ tự tin để thi đại học.
Đến khi đăng ký, Nguyệt chọn ngành Sư phạm tiếng Anh vì ước mơ của em sau này trở thành giáo viên như lời em tâm sự. Và em đã đỗ đại học với số điểm 27,5 làm ngỡ ngàng nhiều người.
Ông Hoàng tâm sự: “Tôi đưa cháu đi thi cũng là để giải quyết tư tưởng tinh thần cho cháu chứ cũng không hy vọng cháu đậu. Nhưng nghe cháu đã đậu rồi thì tôi càng đâm lo hơn. Nào là tiền đâu để cho cháu ăn học, nào là bệnh tật như thế khi ra ngoài thì ai sẽ lo cho cháu lúc trái gió trở trời…”.
Tuy nhiên, một chuyện vừa xảy ra làm ông Hoàng và em Nguyệt cảm thấy tủi thân. Số là trong thời gian chuẩn bị cho Nguyệt ra Đà Nẵng học, ông đã rong ruổi gần nửa tháng ở Đà Nẵng để kiếm nhà trọ gần trường vì năm đầu tiên, các sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) phải học tại địa chỉ 41 Lê Duẩn. Đến khi tìm được nhà trọ đối diện trường với giá thuê mỗi tháng 1,2 triệu đồng thì bà chủ lại không cho ở.
Ông Hoàng kể: “Tối ngày 8/9, tôi cùng Nguyệt và đứa em của Nguyệt đang học CĐ Thương mại ngủ tại nhà trọ thì sáng hôm sau bà chủ nhà thấy cháu tàn tật thì cương quyết không cho thuê vì sợ ảnh hưởng đến gia đình. Tôi tủi thân quá đưa cháu về quê luôn rồi mai mốt tính tiếp”.
“Tôi nghĩ với giá thuê 1,2 triệu để hai chị em trọ ăn học dù là khó khăn tôi có thể chấp nhận được nhưng thái độ bà chủ nhà làm tôi tủi thân quá chú à”, ông Hoàng tâm sự. Ngồi bên cạnh, Nguyệt cũng rớm nước mắt.
Nguyệt tâm sự: “Dù thế nào đi nữa thì em vẫn quyết tâm đi học, đó là ước mơ lớn nhất của em, em sẽ không đầu hàng số phận”.

6/16/2012

Công ty SEO


Công ty seo chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ  seo tại Việt Nam và quốc tế !
Dịch vụ seo, công ty seo mang lại hiệu quả cao nhất cho website của bạn, quảng bá hình ảnh của bạn đến với khách hàng tiềm năng!
Đây cũng là dịch vụ mà thành viên cung cấp đều là các bạn SEOER NKT,mong cả nhà ủng hộ.
Với đội ngũ chuyên gia về SEO đầy kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết chúng tôi tin rằng sẽ giúp website của doanh nghiệp bạn đạt kết quả tốt trên bộ máy tìm kiếm.
Với mỗi ngành nghề có đặc thù riêng, chúng tôi sẽ phân tích ngành nghề, kết quả tìm kiếm, phân tích từ khóa để đưa ra từ  khóa hợp lý nhất cho ngành nghề của bạn.
Đặc biệt chúng tôi còn cung cấp dịch vụ Gia Công SEO rất phổ biến trên thế giới nhưng là đầu tiên tại Việt Nam.Nó là một dịch vụ seo  giá rẻ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ  như:
Và nhiều dịch vụ khác nữa..
Chúng tôi chuyên cung cấp và tư vấn thực hiện các giải pháp SEO, dich vu seo:  giúp website thân thiện với người dùng, đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm…. với những dịch vụ seo chuyên nghiệp nhất .
  • Tiếp nhận ý kiến khách hàng:
  • Phân tích website, từ khóa: Phân tích website là bước kiểm tra sự hoạt động của website xem website đang hoạt động theo lĩnh vực nghành nghề nào, nội dung sắp xếp, thứ hạng website, …Chúng tôi sẽ dựa vào nội dung website để đưa ra 1 số từ khóa liên quan cần LÀM  SEO, từ đó giúp khách hàng lựa chọn những từ khóa phù hợp nhất.
  • Tư vấn từ khóa và báo giá: Việc xác định đúng từ khóa hợp lý sẽ góp phần thành công cho chiến lược quảng bá trên cỗ máy tìm kiếm.
  • Ký hợp đồng. Khi khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ của chúng tôi 2 bên sẽ đi tới thống nhất và ký kết hợp đồng.
  • Tối ưu website và nội dung website: Đây là công việc cần làm đầu tiên khi bắt tay vào công việc, chúng tôi sẽ phối hợp với quý công ty về việc tối ưu hóa website, đường link, nội dung website sao cho thân thiện nhất với cỗ máy tìm kiếm google.
  • Quảng bá website: Đăng ký website vào các cỗ máy tìm kiếm Google, Yahoo, MSN,…Đăng ký vào các danh bạ website, trang vàng, xây dựng liên kết rộng rãi tới website.


  • Và đích cuối cùng là đạt được mục đích thứ hạng cũng như lợi nhuận mong muốn cho khách hàng .

Dưới đây là lợi thế công ty SEO:

  • - Nhiều kinh nghiệm làm về SEO
  • - Có đội ngũ phát triển SEO hàng đầu
  • - Không sử dụng các thủ thuật spam
  • - Không spam link để đạt được thứ hạng cao
  • - Vị trí ranking website của quý khách sẽ được bền vững và hoàn toàn tự nhiên
  • - Chi phí hợp lý
  • - Dich vu da dang
Các bạn có thể tham khảo thêm bảng giá seo của công ty seo chúng tôi . Lưu ý, khi các bạn dùng dịch vụ seo của Gia Công SEO do các bạn khuyết tật cũng cấp thì sẽ được ưu tiên giảm từ 5-10% giá .

Link bảng giá seo: http://giacongseo.com/wp-content/uploads/2011/05/BangBaoGia.doc

  • Để biết thêm chi tiết xin liên hệ :
-          Hà Nội: Mr Bá Khanh – Hotline: 094 365 3076 – Email: khanhnb8406@gmail.com

HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG LÀ THƯỚC ĐO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI !!!

6/14/2012

Khuyến mại máy sưởi dầu tiross cho người khuyết tật

Khuyến mại đặc biệt máy sưởi cho đối tượng thiệt thòi. - Người khuyết tật với sức khỏe yếu luôn sợ cái rét của mùa đông. 

Đặc biệt với không ít bạn thì cái rét đó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mình.

Tuy nhiên với khoa học phát triển, sản phẩm máy sưởi dầu đã ra đời giúp bạn xua tan cái rét của mùa đông.

Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là giá thành của sản phẩm là bao nhiêu. Chúng ta cùng tìm hiểu về câu hỏi này nhé.

Xem thêm tại: http://maysuoidau.net.vn/may-suoi-dau-tiross-gia-bao-nhieu/ với giá của các sản phẩm các bạn sẽ được giảm khi là người khuyết tật nhé. Nhanh tay vì thời gian có hạn.

3/12/2012

Người khuyết tật lên tivi kén chồng

Dù là người khuyết tật có một phần thân thể bị tàn phế nhưng thiếu nữ trẻ vẫn tự tin viết thư pháp bằng… chân.
Được mệnh danh là “thiên thần không tay”, “Venus đông phương”… thiếu nữ người Tứ Xuyên (Trung Quốc) tên là Lôi Khánh Giao mới đây đã có mặt tại trường quay của đài truyền hình Giang Tô. Tuy nhiên, cô gái không tay này không đến để tham gia chương trình kêu gọi từ thiện hay tâm sự chuyện đời trong 1 talkshow nào đó mà có mục đích rất rõ ràng: xuất hiện trong buổi giao lưu, tìm kiếm bạn đời mang tên Phi thành vật nhiễu (xây dựng dựa trên tên phim rất thành công của Thư Kỳ).

Cô gái không tay
Cô gái không tay
Lôi Khánh Giao trên sân khấu chương trình Phi thành vật nhiễu (Nếu không chân thành xin đừng làm phiền)
Ngay từ khi Khánh Giao bước ra sân khấu, tất cả khán giả có mặt tại hiện trường đều rất bất ngờ bởi sự tự tin toát lên từ gương mặt và cử chỉ, phong thái của cô. Trước câu hỏi: “Không có tay vịn vào một điểm tựa, khi đi giầy cao gót chị sẽ mệt lắm phải không?”, Khánh Giao vui vẻ đáp: “Làm bất cứ việc gì mà không có tay thì đều rất khó khăn, không chỉ riêng việc đi giầy. Tuy nhiên, làm nhiều cũng thành quen và học được cách phân chia công việc hợp lý cho những bộ phận khác trên cơ thể”.
Khi chia sẻ lý do tham gia chương trình, cô gái nguoi khuyet tat trẻ cho biết: “Năm lên 3, tôi đã không may bị điệt giật và sau đó mất đi 2 cánh tay. Từ đó, trở đi, cuộc sống của tôi đã phải trải qua những giai đoạn thực sự khó khăn, có lẽ chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được thành lời. Tôi cũng từng rung động 1 lần nhưng câu chuyện đó không có kết thúc đẹp. Tôi nghĩ, đó là vì hoàn cảnh đặc biệt của mình. Đã nhiều năm rồi tôi chẳng có cơ hội để được yêu và tìm hiểu 1 chàng trai nào đó thực sự. Tôi đăng ký tham gia Phi thành vật nhiễu như một cách tặng quà cho bản thân trong dịp sinh nhật. Khi nhận được giấy báo tham dự, tôi đã rất phích khích. Đối với tôi, được có mặt trong chương trình này để tìm kiếm tình yêu là một may mắn lớn nhất mà ông trời đã ban tặng”.
"Cô gái không tay" lên tivi kén chồng, Phi thường - kỳ quặc, Chuyen la,chuyen la co that,chuyen la the gioi,co gai khong tay,co gai mat tay,tat benh,tan phe,kha nang la,co gai trung quoc,tin tuc
Khánh Giao là cô gái rất lạc quan
Nói tới mong muốn về “một nửa” của mình, Khánh Giao tâm sự: “Ở bên tôi, những vấn đề mà bạn gặp phải nhất định sẽ không giống bình thường. Chính vì thế, tôi hy vọng tìm được một người có nội tâm mạnh mẽ, dũng cảm giống như tôi. Anh ấy phải có tính trách nhiệm cao, hiểu được bao dung vị tha và biết nhìn nhận cái đẹp tâm hồn. Ngoài ra, đương nhiên người đàn ông này cũng cần đối với tôi như bao phụ nữ bình thường khác – thấu hiểu và lịch thiệp…”.

co gai khong tay
co gai khong tay
Cô hy vọng sớm tìm được 1 chàng trai yêu mình thực sự
Tại hiện trường, Khánh Giao biểu diễn viết thư pháp bằng chân và ca hát. Cô nổi bật trên sân khấu với trang phục rực rỡ và nụ cười tự tin – một hình ảnh khiến bất cứ ai trông thấy cũng phải thán phục, ngưỡng mộ.
Theo giới thiệu, trước khi tham gia chương trình này, Khánh Giao đã nhiều lần đăng ký thi tuyển tài năng âm nhạc, nghệ thuật và tạp kỹ. Cô gái thế hệ 8X dường như chưa khi nào tắt hy vọng được thể hiện bản thân, sống có ý nghĩa với đời.

3/11/2012

Cô gái khuyết tật trình diễn thư pháp bằng chân

Cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra đầy xúc động khi chứng kiến hình ảnh cô gái Người khuyết tật Lei Qingyao trình diễn thư pháp bằng chân rất điêu luyện.
Trong một chương trình truyền hình dành cho giới trẻ “If you are the One” tại Trung Quốc mới đây, cô gái bị mất cả hai cánh tay Lei Qingyao đã khiến mọi người thán phục khi trình diễn viết thư pháp bằng chân rất điêu luyện.

Và hình ảnh trình diễn thư pháp của cô gái 22 tuổi này nhanh chóng lan truyền mạnh mẽ trên mạng như một minh chứng mạnh mẽ cho tinh thần dũng cảm, biết vượt lên số phận của người trẻ.
 
Lei Qingyao trình diễn viết thư pháp bằng chân

Trước đó, Lei Qingyao từng khẳng định muốn tham dự chương trình truyền hình nói trên với mong muốn tìm kiếm người yêu đích thực và cô không thể ngồi im chờ đợi tình yêu đến.

Chính những điều này đã khiến nhiều bạn trẻ ca ngợi cô như “nàng Venus phương Đông” khi khẳng định sự tự tin vào bản thân mình mới là điều quan trọng nhất ở Lei Qingyao và ủng hộ cô tìm được bạn đời đích thực.
 
Cô hoàn toàn làm chủ đôi chân của mình trong sinh hoạt và học tập.
Được biết, năm 3 tuổi, sau một tai nạn điện giật, Lei Qingyao buộc phải tháo khớp ở cả hai cánh tay. Tuy nhiên với sự nỗ lực phi thường của mình, cô tự học cách sử dụng chân để mặc quần áo, nấu ăn, bơi hay vẽ tranh.

Hiện tại, Qingyao đang là SV một trường ĐH chuyên ngành tâm lý học đồng thời là phó chủ tịch hội người khuyết tật tại Thành Đô (TQ) cũng như tham gia một số bộ phim truyền hình nước này.
  
Vũ Phong

2/08/2012

Thí sinh Hoa khôi Trí tuệ Việt thăm nạn nhân chất độc da cam


Nhân ngày đầu tiên của năm 2012, top 16 cuộc thi Miss ITgo – Hoa khôi trí tuệ Việt Nam 2011 đi thăm Làng trẻ Hữu Nghị - Trung tâm từ thiện dành cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Nội.

Trong chuyến thăm, đại diện BTC cuộc thi Miss ITgo – Hoa khôi trí tuệ Việt Nam 2011 đã trao quà và gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể BQL, những nạn nhân chất độc da cam tại trung tâm. Sau đó, các thí sinh đã giao lưu văn nghệ, chúc mừng năm mới, lì xì cho các em nhỏ trong trung tâm. Món quà tuy nhỏ, nhưng các thí sinh Miss ITgo đều hy vọng sẽ giúp các em nhỏ có thêm niềm vui, nghị lực trong năm mới.
Một số hình ảnh về chuyến thăm:
Được nghe kể về tình cảnh của các nạn nhân chất độc da cam ở đây, nhiều Miss ITgo đã không nén được xúc động...
Được nghe kể về tình cảnh của các nạn nhân chất độc da cam ở đây, nhiều Miss ITgo đã không nén được xúc động....
Nhiều thành viên tại Trung tâm rất thích chụp ảnh với các thí sinh Miss ITgo
Nhiều thành viên tại Trung tâm rất thích chụp ảnh với các thí sinh Miss ITgo.
Nhiều thành viên tại Trung tâm rất thích chụp ảnh với các thí sinh Miss ITgo
Nhiều thành viên tại Trung tâm rất thích chụp ảnh với các thí sinh Miss ITgo.
Chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ, công nhân viên, thành viên bị nhiễm chất độc da cam làng Hữu nghị
Chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ, công nhân viên, thành viên bị nhiễm chất độc da cam làng Hữu nghị.
Các thí sinh trồng cây lưu niệm tại trung tâm
Các thí sinh trồng cây lưu niệm tại trung tâm

2/07/2012

Nỗi đau cháu bé có “hậu môn” trên bụng

Trong tiếng nấc nghẹn và giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt non tơ của cô bé gái 5 tuổi nằng nặc đòi mẹ đưa đến trường như bao đứa bạn cùng lứa khác. Nhưng...tạo hoá đã không cho cháu được vẹn toàn để làm người bình thường như bao đứa trẻ khác.
Mọi sự đóng góp và chia sẻ khó khăn với bé Trương Anh Thư 5 tuổi xin gửi về địa chỉ:

1. Mẹ của Trương Anh Thư: chị Trần Thị Phương Thảo ở đội 11 thôn Mỹ Long, xã Bình Minh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. ĐT: 0985075961

Cháu bé có hậu môn trên bụng

Trong cái rét lạnh cong cóng những ngày đầu năm, tôi tìm về ngôi nhà nhỏ nằm khuất lấp tại ngôi làng giữa khu công nghiệp Dung Quất sầm uất. Người làng đưa tay chỉ ngôi nhà nhỏ của vợ chồng chị Trần Thị Phương Thảo ở đội 11 thôn Mỹ Long, xã Bình Minh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang hàng ngày đau đớn nhìn đứa con gái nhỏ Trương Anh Thư khi sinh ra đã không có hậu môn và bộ phận sinh dục.

Bé Anh Thư và hậu môn tạm trên bụng
Nhìn gương mặt thiên thần của bé Anh Thư khi bước sang 5 tuổi không ai nghĩ cháu đang hàng ngày, hàng giờ vật lộn với nỗi đau và sự mặc cảm của căn bệnh hay nói đúng hơn là sự khiếm khuyết mà tạo hoá đã không cho được vẹn toàn của một con người bình thường.

Trong nước mắt, chị Thảo kể về nỗi đau của mình khi hàng ngày nhìn đứa con đầu lòng vật vã trong nỗi đau khiếm khuyết: “Hồi mang thai cháu Thư đi siêu âm vẫn thấy bình thường, nhưng không hiểu sao khi sinh ra cháu lại không có hậu môn và bộ phận sinh dục. Thấy con khiếm khuyết tưởng không sống nổi, vợ chồng bảo nhau thôi trời cho chi hay nấy ráng mà nuôi. Nhưng hàng ngày nhìn cháu lớn dần mà lòng quặn thắt...”

Sau khi sinh con xong được hơn 1 tháng, vợ chồng chị Thảo bồng con đi khắp các bệnh viện để mong có được phép màu nào đó của y học hiện đại có thể bù đắp những khiếm khuyết cho con mình.

Nhưng đi đến đâu các bác sĩ cũng lắc đầu bảo đây là căn bệnh phức tạp phải có trình độ y học cao mới có thể can thiệp phẫu thuật tạo lại hậu môn cũng như bộ phận sinh dục cho cháu. Còn y học trong nước hiện tại bó tay.

Để cứu cháu trước mắt, các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng tại Tp Hồ Chí Minh phẫu thuật làm hậu môn tạm thời trên bụng cháu để tự bài tiết ra ngoài.

Cầu xin cho con được làm người bình thường


Đã hơn 5 năm qua, đôi vợ chồng trẻ sống trong nỗi đau đớn tột cùng khi nhìn đứa con gái đầu lòng sinh ra đã không được vẹn toàn.

Để cho đứa con gái được sống, vợ chồng chị đã bán tất cả gia sản 6 lần đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng tại Tp Hồ Chí Minh chạy chữa. Nhưng tất cả các bác sĩ đều lắc đầu bảo đây là căn bệnh hiếm gặp. Nếu phẫu thuật tạo hậu môn nhân tạo và bộ phận sinh dục cần phải đưa ra nước ngoài và bác sĩ chuyên môn cùng kỹ thuật cao mới xử lý được.

Để cứu cháu Anh Thư, các bác sĩ đã phẫu thuật ngay trên ổ bụng một hậu môn tạm thời để bài tiết. Chính cái hậu môn tạm thời trên bụng này đã gây bao đau đớn và khó chịu, các chất bài tiết tự nhiên tuôn ra không kiểm soát. Vì vậy chị Thảo phải suốt ngày canh con để làm vệ sinh.

Chính cái hậu môn trên bụng này, mà vợ chồng chị không dám cho cháu đến trường để học như bao đứa trẻ khác. Bởi không có trường nào nhận cháu vào học. Vì vậy, suốt ngày cháu Anh Thư quanh quẩn bên mẹ.

Để có tiền lo cho con, vợ chồng chị bán tất cả gia sản chắt bóp đưa con vào Sài Gòn chữa bệnh nhưng không thành. Trở về lại quê, hai vợ chồng dắt díu nhau xuống cạnh nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất dựng tạm căn lều, vợ buôn bán, còn chồng rửa xe kiếm sống và nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ chữa được bệnh cho con.

Trong nước mắt, anh Nguyễn Thành Sang, người cha tội nghiệp của bé Anh Thư kể lại rằng hàng đêm vợ chồng anh chắp tay cầu nguyện đất trời, cầu nguyện những tấm lòng từ tâm chung tay cứu giúp và chờ đợi một phép màu của các y bác sĩ giúp phẫu thuật để cho cháu Anh Thư làm người bình thường, được sống và đến trường như bao đứa trẻ khác.

Anh Sang kể, hàng ngày bé Anh Thư đòi ba mẹ đưa đến trường để học. Nghe con đòi đi học mà vợ chồng anh rơi nước mắt.
Chị Thảo cho biết, theo lịch hẹn, đầu tháng 3/2012 lại phải đưa cháu Anh Thư vào lại bệnh viện Nhi đồng 1 để kiểm tra và có thể làm phẫu thuật tạo hậu môn nhân tạo.

Các bác sĩ cho biết để phẫu thuật tái tạo hậu môn và bộ phận sinh dục cho cháu cần phương tiện hiện đại và chuyên gia đầu ngành với chi phí hơn 100 triệu đồng. Nhưng với hoàn cảnh hiện tại, vợ chồng anh lấy đâu ra tiền để đưa con đi.

Chia tay vợ chồng chị Thảo, chia tay bé Anh Thư có gương mặt như thiên thần đang hàng ngày hàng giờ quằn quại trong nổi đau khiếm khuyết. Tôi chỉ biết quay mặt đi và nguyện cầu những tấm lòng từ tâm hãy cùng chung tay góp sức để cho cháu Anh Thư được làm một người bình thường và được đến trường như bao đứa trẻ khác.

Vũ Trung

“Nữ hoàng đồ lót” Ngọc Trinh làm từ thiện


Vượt qua xì-căng-đan, “Nữ hoàng đồ lót” – Hoa hậu Việt Nam hoàn cầu 2011 Ngọc Trinh có mặt tại Hà Nội tối 17-10 tham gia chương trình từ thiện Tri ân Người mẹ quyên góp cho các mẹ Việt Nam Anh hùng.

Người mẫu Hạ Vy, đại diện BTC chương trình, cho biết Ngọc Trinh sẽ giới thiệu một trong các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Ngân An. Bộ áo dài này sẽ được bán đấu giá ngay trong chương trình cùng hai bức ảnh do nhiếp ảnh gia Jundat thực hiện.
Ngay sáng 18-10, Ngọc Trinh sẽ cùng các người mẫu của Venus đi thăm và tặng quà các mẹ tại huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Tham gia đêm ca nhạc – thời trang Tri ân Người mẹ còn có Hoa hậu Trần Bảo Ngọc, Á hậu Việt Nam Đặng Thùy Trang, siêu mẫu Thúy Hương, Top 10 Siêu mẫu Châu Á Hà Phương, Siêu mẫu ấn tượng cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2011 Bích Ngọc, cặp song sinh Huyền Thư – Thư Huyền, siêu mẫu Minh Đức, Sơn Tùng.

Đặc biệt, người mẫu 16 tuổi mang dòng máu Tây Ban Nha Andre Aybar không những tham gia trình diễn mà còn thể hiện khả năng ca hát qua màn song ca Bèo dạt mây trôi. Bên cạnh phần trình diễn của cô sẽ là một ca khúc về mẹ của Đoàn Thúy Trang, giải nhất Sao mai 2011.

Nguồn Tin: Người Lao Động

Siêu mẫu ăn ảnh bán trang sức làm từ thiện


Nguyễn Trần Huyền My hồ hởi cùng các đàn chị như Hạ Vy, Huyền Thư, Thư Huyền... tham gia buổi đấu giá từ thiện tổ chức ủng hộ trường dành cho trẻ khuyết tật Tuệ Tâm.

Huyền My hiện đang là siêu mẫu khá đắt show ở Hà Nội. Cô mới 16 tuổi nhưng đã xuất sắc vượt qua 35 thí sinh khác để giành được giải thưởng "Gương mặt ăn ảnh" tại cuộc thi Siêu mẫu châu Á 2011 (Asian Super Model Contest) tổ chức hồi đầu tháng 9 tại Quế Lâm, Trung Quốc. Với danh hiệu đầu tiên này cùng chiều cao và số đo 3 vòng hoàn hảo, Huyền My hứa hẹn sẽ sớm đoạt ngôi verdette của các đàn chị trong làng thời trang như Thanh Hằng, Ngọc Quyên, Hoàng Yến... trong tương lai không xa. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cô chia sẻ: "Hiện tại, ưu tiên lớn nhất của em vẫn là việc học hành". Cô gái trẻ luôn cố gắng phân bổ để thời gian đi diễn, chụp hình... không ảnh hưởng tới việc học tập ở trường. Bố mẹ, cậu em trai và đặc biệt là bà nội cũng rất ủng hộ Huyền My theo đuổi đam mê của cô.
Huyền My luôn mơ ước sẽ trở thành một nhà thiết kế thời trang và người mẫu chuyên nghiệp trong tương lai. Thế nên, hiện tại, ngoài việc học văn hóa ở trường PTTH, Huyền My cũng theo đuổi nhiều khóa học vẽ và thiết kế để chuẩn bị cho kỳ thi đại học tới đây.
Trong bữa tiệc từ thiện vừa được tổ chức tại Life Club (Hà Nội), Huyền My diện những mẫu trang sức được làm từ bạc cao cấp và đá opal trắng của thương hiệu Ngọc Tuấn rất sang trọng và bắt mắt. Giá khởi điểm của bộ trang sức này là hơn 19 triệu, nhưng cuối cùng, một nhà hảo tâm đã mua lại ở mức 30 triệu. Toàn bộ số tiền này đã được gửi tới trường chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Tuệ Tâm.
Huyền My diện chiếc đầm đen cực ngắn, khoe đôi chân thon dài gợi cảm của mình.
Cô gái 16 tuổi đang có rất nhiều cơ hội chứng tỏ bản lĩnh của mình trên sàn catwalk.
Những bước đi chín chắn, dứt khoát và đầy tự tin của Hạ Vy. Hiện, cô đang cùng chị gái là cựu người mẫu Vy Hạnh quản lý công ty đào tạo người mẫu Venus khu vực phía Bắc.
Huyền Thư duyên dáng với chiếc đầm quây có nhiều họa tiết cầu kỳ trên ngực.

Nguồn Tin: Zing

Người hết lòng nâng đỡ trẻ em khiếm thính


Không ồn ào, không quản gian nan, bà Choi Young Sook vẫn miệt mài làm những công việc mà thường ngày bà vẫn làm tại trường khiếm thính tỉnh Lâm Đồng...

Là một tiến sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Thính học tại Hàn Quốc, bà đã vài chục năm đứng trên bục giảng truyền đạt những kiến thức về ngành giáo dục đặc biệt tại trường Pusan Kuhaw, một ngôi trường nổi tiếng của Hàn Quốc về giáo dục cho học sinh khiếm thính. Ngoài ra, bà còn là giáo sư làm giảng viên tại trường đại học INJE ở Gyeognam (Hàn Quốc).
Năm nay bà Choi Young Sook 52 tuổi, bà dự định sau này nghỉ hưu sẽ sang Việt Nam làm từ thiện. Bà cho biết, bà biết Việt Nam qua bạn bè cùng với những thông tin về một đất nước anh hùng trong chiến tranh và là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển.
Dự định là vậy, nhưng bà Choi Young Sook đã quyết định sang Việt Nam sớm hơn. Bà nghĩ rằng nếu đợi đến lúc nghỉ hươu (61 tuổi) thì đã quá trễ để làm công việc tình nguyện viên.
Năm 2005, lần đầu tiên bà đến Trường Khiếm thính Lâm Đồng và chuyến đi này đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc sống để rồi bà đã chọn Lâm Đồng là nơi làm tình nguyện viên giúp đỡ cho trẻ em khiếm thính nơi đây.
Choi Young Sook cảm thấy xót xa, đau lòng trước cảnh các em khiếm thính thiếu những điều kiện cơ bản và dụng cụ để học tập, đặc biệt là máy trợ thính cho các em còn quá ít.
Theo bà ngành giáo dục đặc biệt của Việt Nam mới được đặt nền móng từ 10 năm trước, đó là sự bắt đầu hơi trễ nhưng nếu tất cả cùng chung tay thì cuộc sống của những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được cải thiện.
Bà Choi Young Sook là người viết ra rất nhiều giáo án về Thính học để giảng dạy cho học sinh khiếm thính đã được xuất bản tại Hàn Quốc và những giáo án của bà đang được giảng dạy tại Việt Nam.
Một góc căn phòng của bà Choi Young Sook với nhiều đồ vật dành cho trẻ em khiếm thính
Bà là người đầu tiên tại Hàn Quốc dạy cho học sinh khiếm thính hát bằng nhịp điệu tay được đi công diễn và bà sẽ áp dụng phương pháp này cho những học sinh tại Trường Khiếm thính Lâm Đồng. Bà tận tình truyền đạt những kiến thức về Thính học cho các thầy cô Trường Khiếm thính Lâm Đồng.
Cùng với thầy cô người Việt Nam, bà trực tiếp giảng dạy cho các học sinh Khiếm thính Lâm Đồng, hướng dẫn cho các em làm các đồ thủ công mỹ nghệ, dạy cho các em trồng cây, cách trang trí trên lớp học và ở phòng ở của các em,...
Không những có kiến thức về Thính học chuyên sâu, bà còn rất khéo tay, bà đã tự tay mình làm ra nhiều đồ vật để phục vụ công tác giảng dạy. Bà cho biết đến tháng 1 năm 2012 sẽ có hơn 20 giảng viên người Hàn Quốc có chuyên môn cao về Thính học sang giảng dạy tại Trường Khiếm thính Lâm Đồng. Đây là những giảng viên được bà vận động sang Việt Nam giúp đỡ nền giáo dục đặc biệt của Việt Nam.
Thông qua lãnh đạo Trường Khiếm thính Lâm Đồng, bà Choi Young Sook đã giúp đỡ cho trường nhiều cơ sở vật chất.
Thầy Nguyễn Hữu Hoa - Hiệu trưởng Trường Khiếm thính Lâm Đồng cho biết: "Bà Choi Young Sook đã trang bị cho trường nhiều cơ sở vật chất, nhất là máy trợ thính góp phần phục vụ tốt cho các em cũng như thầy cô thực hiện tốt trong công tác dạy và học. Bà mong muốn làm sao mở rộng được Trường Khiếm thính Lâm Đồng vì diện tích hiện tại quá hẹp, không thể đáp ứng hết được điều kiện học tập và ăn ở của các em, với diện tích chỉ hơn 10002 sẽ rất khó khăn trong công tác dạy nghề cho các em".
Sang Việt Nam bà không đơn độc, chồng bà là ông Kwon Chang Soo cũng đã theo bà sang tình nguyện viên ở Việt Nam. Ở Hàn Quốc, ông Kwon Chang Soo là một người buôn bán xe hơi. Cảm phục tấm lòng cao cả của vợ mình, ông cũng gác lại chuyện buôn bán của một thương gia để theo bà Choi Young Sook sang sống và làm tình nguyện từ thiện ở đây.
Ở Đà Lạt, hai ông bà tự bỏ tiền thuê một căn hộ gần Trường Khiếm thính Lâm Đồng. Trong phòng của ông bà rất nhiều giáo án bà đem sang Việt Nam để phục vụ giảng dạy cho trẻ em khiếm thính, những đồ vật do bà tự tay làm ra, la liệt dụng cụ trực quan để dạy các em.
Hai ông bà mong muốn ngôi nhà của mình sẽ có nhiều trẻ em xung quanh đến chơi. Hòa chung với công việc của vợ mình, ông Kwon Chang Soo cũng làm những công việc tại ngôi trường bà đang làm việc, ông có thể làm bất cứ việc gì để giúp trường và giúp các em khiếm thính.
Vợ chồng bà Choi Young Sook
Ông bà tâm sự: "Đà Lạt thật đẹp, người dân cũng rất thân thiện và luôn nở nụ cười mỗi khi gặp vợ chồng tôi, sống ở đây chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc và xem Việt Nam như là quê hương thứ hai". Bà Choi Young Sook cùng với chồng đang cố gắng học thật tốt Tiếng Việt. Bà nói: "Học Tiếng Việt rất khó nhưng sẽ cố gắng học tốt để nói trôi chảy, phải nói được Tiếng Việt để hiểu hết về đất nước Việt Nam xinh đẹp và cũng để hiểu được những tâm tư nguyện vọng của các em khiếm thính ở đây vì đó là những người con thân yêu của chúng tôi".
Ông bà đang có kế hoạch vận động những nhà hảo tâm ở Hàn Quốc và những doanh nghiệp của Hàn Quốc đang làm ăn tại Việt Nam quyên góp vật chất giúp đỡ cho những trường giáo dục đặc biệt trên cả nước nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng. Sắp tới bà Choi Young Sook sẽ đến một số địa phương khác tìm hiểu thêm về các Trường Khiếm thính để có cái nhìn cụ thể của từng nơi với mong muốn giúp đỡ được những gì trong khả năng của mình. Bà mong muốn làm tình nguyện viên từ thiện tại Việt Nam trong 30 năm.
Chứng kiến vợ chồng bà Choi Young Sook thân thiện và ân cần với các học sinh khiếm thính mới thấy được tấm lòng nhân ái và sự hiện diện của ông bà là niềm vui lớn đối với các em khiếm thính nơi đây. Làm tình nguyện viên từ thiện tại Lâm Đồng, bà không nhận chi phí hỗ trợ của tổ chức và cá nhân nào.
Bà làm công việc này bắt nguồn từ cái tâm, từ tình thương yêu của một người nhân ái thấu hiểu được những nổi khổ riêng của trẻ em khiếm thính, từ trái tim của một người hòa cùng nhịp đập với những con người không được may mắn. Tấm lòng vợ chồng bà Choi Young Sook thật đáng trân trọng làm rung động biết bao người.
Trò chuyện với những người như thế mới thấy được sự cao thượng, một tấm lòng cao cả vĩ đại của ông bà Choi Young Sook. Ông bà luôn tìm được niềm vui trong công việc của mình. Tạm biệt vợ chồng bà Choi Young Sook, chúng tôi cầu chúc cho ông bà sức khỏe và hạnh phúc để tiếp tục làm một công việc thiêng liêng và đầy ý nghĩa trên đất nước Việt Nam xinh đẹp

Nguồn Tin: Tuần Việt Nam

Chuyện ở một ngôi nhà dành cho trẻ khuyết tật


Không ồn ào náo nhiệt, không có những đứa trẻ đùa giỡn hối hả, tinh nghịch như những lớp học bình thường khác. Lớp học ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa chỉ có 40 cô cậu học trò đều là những đứa trẻ khuyết tật ngoan hiền và dễ thương, nhưng phải có tới 4 cô giáo đảm trách quản lý giáo dục. Cô và trò phải "đánh vật" từng con chữ, từng động tác luyện tập để phục hồi chức năng…


Dự một tiết học, chúng tôi mới hiểu nỗi vất vả của thầy cô giáo khi phải kiên nhẫn từng giờ uốn nắn từng con số, nét chữ cho những đứa trẻ khiếm thính, thiểu năng trí tuệ và dị tật bẩm sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thảo gương mặt lấm tấm mồ hôi tâm sự: "Khó khăn nhất là việc trao đổi thông tin với các em đều thông qua cử chỉ bằng tay, được gọi là thủ ngữ. Khả năng tiếp thu của các em rất chậm, trong khi một số em từng được bố mẹ nuông chiều, nên đến lúc tiếp cận với môi trường quản lý giáo dục mới thường tỏ ra khó tính".
Thật vậy, nếu thầy cô giáo không uốn nắn, giáo dục bằng tất cả tâm huyết và kỹ năng sư phạm, một số em thiểu năng trí tuệ dễ dàng rơi vào trạng thái vô thức, hoặc biểu lộ những cử chỉ, động tác theo phản xạ tự nhiên. Do không nói được, không nghe được nên mỗi giờ học, cô giáo chỉ hướng dẫn một vài thao tác hoặc phép tính đơn giản để các em làm quen.
Ngay tại lớp học, nhiều khi cô giáo phải "linh động" tổ chức một số trò chơi đơn giản để giảm bớt sự căng thẳng, tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho các em. Không ít trường hợp do giận dỗi nhau, nên có em "nằm vạ" như…ở nhà, lúc đó cô giáo phải tìm cách "dỗ ngọt" mới ổn. Chính vì đặc thù riêng của lớp học đặc biệt này nên mỗi thầy giáo cô giáo ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật thị xã Ninh Hòa đều thật sự tận tâm, kiên trì uốn nắn, hướng dẫn các em từ sinh hoạt cá nhân đến viết từng con chữ, con số.
Rất nhiều học sinh khuyết tật đến lớp trong trạng thái khờ dại, tâm trạng cáu gắt, khó dạy bảo, nhưng bây giờ trở nên lanh lợi, hiền ngoan. Đơn cử như em Nguyễn Thị Kim Ngân, 14 tuổi, trú ở xã Ninh Sơn bị khiếm thính, những ngày đầu đến trung tâm lơ ngơ, nhưng sau một tháng học tập, Ngân trở thành đứa trẻ nhanh nhẹn khác thường, biết giao tiếp bạn bè, thầy cô bằng thủ ngữ, tiếp thu nhanh, được bạn bè quý mến và điều đáng nói là chữ viết của Ngân rất đẹp.
Trong giờ học chữ.
Trường hợp cháu Trần Văn Hoan, 7 tuổi, trú ở xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh là đứa trẻ khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ. Nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy cô giáo sau khi vào trung tâm, cháu Hoan đã dần nói được những câu ngắn và đến nay đã biết hát những bài cô giáo dạy ở lớp. Cùng với việc dạy chữ, giáo dục cách ứng xử thông thường, những thầy cô giáo ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật Ninh Hòa còn đảm trách luyện tập, phục hồi chức năng cho những học sinh thiểu năng trí tuệ.
Chị Phạm Thị Kim Anh - một nhân viên y tế ở trung tâm cho biết: "Việc luyện tập phục hồi chức năng cho các em vấp phải không ít khó khăn so với việc dạy chữ. Bởi lẽ các em tiếp thu chậm, mọi sự hướng dẫn đều thể hiện bằng thủ ngữ, hơn nữa nhiều em có thể lực rất yếu". Chứng kiến chị Anh hướng dẫn học sinh tập luyện những động tác bằng thiết bị dành cho trẻ khuyết tật, tôi thầm cảm phục sự kiên nhẫn của các thầy cô giáo.
Có thể nói các bậc cha mẹ đều cảm nhận sự bất hạnh khi con mình không may bị khuyết tật và bị… "giam lỏng" tại nhà. Chính vì thế những đứa trẻ khuyết tật không có điều kiện tiếp cận, học hỏi để phát triển thể chất và trí tuệ. Khi Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật Ninh Hòa ra đời, nhiều bậc phụ huynh do dự, nhưng đến nay khu nội trú đã lên tới 40 học sinh.
Điều đó cho thấy hiệu quả quản lý giáo dục trẻ khuyết tật ở trung tâm đã tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh, nên nhiều người gọi trung tâm là "ngôi nhà thứ hai" dành cho con em họ. Giám đốc trung tâm Lê Đình Thu cho biết, trung tâm hoạt động từ ngày 5/9/2007, có chức năng thực hiện chính sách xã hội giúp trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, trẻ có nhu cầu tập luyện phục hồi chức năng và tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục thể chất, tinh thần cho trẻ khuyết tật huyện Vạn Ninh, Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa.
Các em được nuôi dạy miễn phí mỗi tháng 240.000 đồng và hưởng chính sách bảo hiểm y tế, mỗi tuần bố mẹ đưa đón về thăm gia đình 1 lần. Đáp lại tấm lòng của thầy cô giáo, đến nay 100% học sinh khuyết tật đều biết đọc, viết, làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 20, trẻ câm điếc đã biết "trò chuyện" với nhau bằng thủ ngữ và tự chăm lo cho mình trong sinh hoạt.
Theo ông Lê Đình Thu, có được kết quả đó là nhờ mỗi thầy giáo, cô giáo ở trung tâm luôn coi trẻ khuyết tật là con em ruột thịt để giáo dục bằng tất cả tình thương yêu. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ cử giáo viên vào TP Hồ Chí Minh tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn dành cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Xin kết thúc bài viết này bằng tâm sự chân thành của một bậc phụ huynh: "Ngôi nhà thứ hai của những đứa trẻ khuyết tật không chỉ xoa dịu nỗi đau của nhiều bậc cha mẹ, mà với chức năng nuôi dạy, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật, hy vọng trong tương lai Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật thị xã Ninh Hòa sẽ góp phần tích cực vào hoạt động chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Khánh Hòa"

Phan Thế Hữu Toàn

Nguồn Tin: CAND

Xin giúp đỡ bạn Thượng

Thông tin chung
Mã số : nls-49
Họ và tên : Lương Văn Thượng
Tuổi :
Giới tính : Nam
Địa chỉ : Đội 2 Bản Can, Tam Thái, Tương Dương, Nghệ An

Nhu cầu lớn nhất cần được hỗ trợ
Bạn Công Hùng ơi, thời gian qua cùng khá lâu rồi, mình chẳng viết nổi một lá thư nào để hỏi thăm bạn, đến hôm nay mới viết một thư để hỏi thăm sức khỏe của bạn.

Bây giờ sức khỏe của bạn có tốt không, còn công việc có thuận lợi không, mọi người ở trong nhà có khoẻ không? Mình mong bạn có sức khỏe thật tốt và công việc thật thuận lợi dễ dàng.

Còn mình vẫn khỏe, thời gian qua mình không dám viết thư cho bạn vì mình là đứa ngu dốt không được học hành, tầm suy nghĩ eo hẹp không sâu rộng. Mình sợ cái câu: “Thấy người sang bắt quàng làm bạn”. Nhưng bây giờ mình không suy nghĩ như vậy nữa. Mình thật lòng xin lỗi bạn và mong bạn hãy bỏ qua và đừng giận mình nhé vì mình đã có ý nghĩ ngu dốt đó.

Thời gian qua mình buồn, mình chán, mình định tử tử chết đi cho rồi. Nói thật với bạn cha mẹ của mình không giống như cha mẹ của bạn. Cha mẹ của bạn biết lo xa và hết lòng yêu con cái và hiểu con cái còn cha mẹ của mình không biết lo xa, không biết có yêu thương con cái hết lòng hay không nhưng đã có một vài lần bố đòi xéo mình ra ngoài đời. Và mình cũng nói thật với bạn, hồi bố của bạn đưa chiếc xe lăn lên tặng mình, mình rất vui mừng, sung sướng, mình thầm mơ có lẽ từ nay mình sẽ không phải nằm bẹp một chỗ nữa. Từ nay mình sẽ được đi chơi đầu làng, cuối xóm. Nhưng mình là đứa không may, lúc mình còn đi lại được còn có thể tự lăn xe được thì mình lại không có xe lăn và lúc mình nằm bẹp dường rồi chân tay xơ cứng cong vẹo rồi mình mới có xe bạn tặng.

Ngày 20 và 22/11/2008 mình thấy hai anh em bạn lên truyền hình. Đêm 22 truyền hình trực tiếp vượt lên số phận, mình xem nước mắt cứ chảy mãi vì buồn. Mình cũng muốn vượt lên số phận như hai anh em của bạn và các bạn khác nhưng mình lại không có cơ hội, bây giờ mặc dù mình không đi lại được nữa nhưng mình rất muốn học tin học.

Nếu mà tự làm được mọi việc thì mình đã đi học rồi. Nay mình nằm bẹp dường, không tự ngồi dậy được và đi lại được. Mình muốn hỏi bạn một câu: Bạn có biết có nơi nào có thể cho một người như mình học không nếu có xin bạn hãy giới thiệu cho mình biết nhé.

Nhân dịp ngày quốc tế người tàn tật 3/12, mình xin kính chúc bạn mạnh khỏe, vui vẻ, may mắn và thành công mọi công việc.Và cho mình gửi lời chúc này tới tất cả các bạn khác ở nhóm nhé.

Còn bây giờ là bài thơ của mình mới viết, có tựa đề là “Muốn Sống”:

Không thấy trời,

Không thấy đất,

Chỉ thấy mình

Khổ đói khát.

Còn bạn bè

Và đồ chơi

Là chăn gối

Và nỗi buồn

Còn đầu óc

Muốn học hỏi

Nó mệt mỏi

Vì trống rỗng

Ơi cuộc sống

Trốn ở đâu

Xin về mau

Tôi muốn sống.

Bài thơ đến đây là hết. Thôi đến đây mình cũng xin được dừng bút một lần nữa xin kính chào bạn và xin chúc bạn như những lời chúc ngày quốc tế người tàn tật ở trên. Và cho mình gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới những người thân trong gia đình của bạn nhé, cả những lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất nữa. Cho mình gửi lời hỏi thăm sức khỏe và những lời chào, lời chúc tới nhóm của bạn nhé. Mình xin cảm ơn bạn rất nhiều và nếu có thời gian hãy hồi âm cho mình một vài câu nhé.

Tái bút: Mình mơ ước có một chiếc máy tính nhưng có lẽ mơ ước này chắc sẽ không bao giờ thành hiện thực vì mình kém may mắn. Bạn là một người may mắn hơn mình rất nhiều vì bạn có một người cha, người mẹ tuyệt vời. Chờ thư của bạn 24/24, chờ hồi âm của bạn 24/24.

Trích bên nghị lực sống phổ biến thông tin

2/06/2012

Songsongvn.com nhận thiết kế web miễn phí cho các tổ chức từ thiện


Vừa rồi mình nhận được lời giúp đỡ từ bên songsong.com mình up thông tin cho cả nhà xem nhé...

Songsongvn.com Nhn thiết kế web min phí cho các t chc t thin

Vi thành ý đưc đóng góp mt góc nh công sc giúp đỡ xã hi, Song Song nhn thiết kế website hoàn toàn min phí cho bt c đơn v, t chc t thin nào có nhu cu. Đây là mt d án thiết thc, nhanh chóng ti đa hóa kh năng kết ni cng đng . Nếu quý v cn s h tr ca chúng tôi
Chi tiết liên h :
Công ty TNHH Song Song
Đa ch : 212 Trưng N Vương – Qun Hi Châu – Tp Đà Nng
Tel : (+84)05113.55.00.99 .Fax : (+84)05113.55.00.79

Công ty Song Song được thành lập tháng 7 năm 2009 với tên miền www.songsongvn.com nhằm đồng hành với sự phát triển không ngừng của thị trường phần mềm .
Hoạt động trong chuyên nghành có mức độ cạnh tranh cao và không ngừng đổi mới,songsongvn luôn nỗ lực,tiếp thu và phát triển về công nghệ và con người để có được những dịch vụ hoàn hảo,những sản phẩm chất lượng

2/05/2012

Cô gái mê kinh doanh ngôn ngữ cho người khiếm thính


Vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, Lê Thị Thanh Hoa chọn lập nghiệp bằng những lớp dạy ngôn ngữ ký hiệu, giúp người khiếm thính hòa nhập người cộng đồng.


Ngay từ khi còn là sinh viên, Lê Thị Thanh Hoa đã thích tham gia công tác tình nguyện. Đối tượng cô đặc biệt hướng đến là cộng đồng người khiếm thính. Gặp rào cản lớn trong việc giao tiếp với họ nên Hoa quyết định tham gia Câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội, nhưng chỉ được một buổi thì lớp đóng cửa.
Hoa tự tìm đến cộng đồng người khiếm thính trong xã hội để học, và chỉ trong 3 ngày, cô giao tiếp được với họ. Hai tháng sau, Hoa trở thành phiên dịch viên cho các tổ chức và hội khuyết tật.
Trong thời gian đó, cô bạn trẻ nhận thấy ở Việt Nam mới chỉ có 4 người làm công việc như vậy, lớp học bộ môn này lại không có, trong khi nhu cầu giao tiếp giữa người khiếm thính và cộng đồng lại quá lớn. Từ năm 2009, cô xin mở lại Câu lạc Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội và lên ý tưởng xây dựng một trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp.
Hoa kể, lúc đầu gia đình cô không đồng ý cho cô theo con đường này. "Nếu bạn có một cô con gái, học hành đàng hoàng, sau khi ra trường lại chọn một công việc mà tương lai không rõ ràng thì bạn nghĩ sao? Nhưng về bản chất, mình là người dám nghĩ dám làm và không bị ảnh hưởng nhiều bởi dư luận nên mình vẫn kiên quyết theo mục tiêu đã chọn", Hoa chia sẻ. Tốt nghiệp một trường đại học kinh tế nên Hoa còn nhìn thấy ở lĩnh vực này một tiềm năng rộng lớn. Theo cô, một hướng đi mới thì con đường càng rộng mở và sự cạnh tranh ít thì khả năng thành công càng lớn.
Lê Thị Thanh Hoa, sinh năm 1988, lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Kế toán, trường Đại học kinh tế quốc dân, đang là Phó chủ tịch Câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội. Cô vừa đoạt danh hiệu "Doanh nhân xã hội 2011" với dự án "Thành lập trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ký hiệu".
Ảnh: Xuân Ngọc
Chị Lê Thị Thanh Hoa trò chuyện với một bạn học viên bằng ngôn ngữ ký hiệu. Ảnh: Xuân Ngọc
Đến nay, Lê Thị Thanh Hoa đã thành lập 5 lớp dạy ngôn ngữ ký hiệu ở Hà Nội tại Lý Thường Kiệt, Tô Hiệu, Khuất Duy Tiến, Đại học Sư Phạm và Linh Đàm. Mỗi lớp học khoảng 20 người, 80% trong số đó là người bình thường, muốn đi học để hiểu và hòa nhập với người khiếm thính. Toàn bộ người khuyết tật đều được đào tạo miễn phí. Còn lại, học phí cho một người bình thường là 150.000 đồng mỗi tháng.
Hoa chia sẻ, bằng việc mở những trung tâm này, ngoài việc giúp cộng đồng người khiếm thính giao tiếp, hòa nhập với xã hội, Hoa còn muốn tạo ra công ăn việc làm cho chính họ. Cô cho biết, giáo viên đều là người khuyết tật về tai và họ được hỗ trợ 175.000 đồng mỗi buổi dạy.
Sau gần 3 năm hoạt động, khoảng hơn 1.000 học viên đã tốt nghiệp. Điều khiến cô mừng nhất là nhiều người từ không biết đến ngôn ngữ này, đến nay đã giao tiếp được với người khiếm thính. Và đặc biệt đội ngũ tình nguyện viên đến với hội khuyết tật ngày càng đông vì họ không còn bị rào cản về ngôn ngữ.
Nhờ những đóng góp với người khiếm thính, Hoa được Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng trao tặng danh hiệu "Doanh nhân xã hội 2011". Bên cạnh đó, cô còn được nhận khoản vốn hỗ trợ 7.000 đôla để triển khai dự án mới. Hoa chia sẻ, cô dự định dùng một phần kinh phí xây dựng trung tâm đào tạo ngôn ngữ ký hiệu, phần còn lại cùng với khoản tiền cô tiết kiệm được để đi tham quan một số mô hình trung tâm đào tạo ngôn ngữ ở trong và ngoài nước vì tại Hà Nội hiện chưa có.
Nhận xét về dự án của Lê Thị Thanh Hoa, chị Phạm Kiều Oanh, Giám đốc trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng cho rằng đây là một ý tưởng mới mẻ và cần thiết. Theo chị Oanh, hiện nay người khiếm thính rất khó hòa nhập với cộng đồng. Bản thân gia đình và xã hội cũng có nhu cầu giao tiếp với họ. "Kinh doanh bằng việc mở trung tâm đào tạo ngôn ngữ ký hiệu là một thị trường tiềm năng, rộng mở, giúp đưa người khiếm thính gần hơn với cộng đồng nên rất hữu ích, thiết thực", chị Oanh cho biết.

Chuyện ở một ngôi nhà dành cho trẻ khuyết tật


Không ồn ào náo nhiệt, không có những đứa trẻ đùa giỡn hối hả, tinh nghịch như những lớp học bình thường khác. Lớp học ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa chỉ có 40 cô cậu học trò đều là những đứa trẻ khuyết tật ngoan hiền và dễ thương, nhưng phải có tới 4 cô giáo đảm trách quản lý giáo dục. Cô và trò phải "đánh vật" từng con chữ, từng động tác luyện tập để phục hồi chức năng…


Dự một tiết học, chúng tôi mới hiểu nỗi vất vả của thầy cô giáo khi phải kiên nhẫn từng giờ uốn nắn từng con số, nét chữ cho những đứa trẻ khiếm thính, thiểu năng trí tuệ và dị tật bẩm sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thảo gương mặt lấm tấm mồ hôi tâm sự: "Khó khăn nhất là việc trao đổi thông tin với các em đều thông qua cử chỉ bằng tay, được gọi là thủ ngữ. Khả năng tiếp thu của các em rất chậm, trong khi một số em từng được bố mẹ nuông chiều, nên đến lúc tiếp cận với môi trường quản lý giáo dục mới thường tỏ ra khó tính".
Thật vậy, nếu thầy cô giáo không uốn nắn, giáo dục bằng tất cả tâm huyết và kỹ năng sư phạm, một số em thiểu năng trí tuệ dễ dàng rơi vào trạng thái vô thức, hoặc biểu lộ những cử chỉ, động tác theo phản xạ tự nhiên. Do không nói được, không nghe được nên mỗi giờ học, cô giáo chỉ hướng dẫn một vài thao tác hoặc phép tính đơn giản để các em làm quen.
Ngay tại lớp học, nhiều khi cô giáo phải "linh động" tổ chức một số trò chơi đơn giản để giảm bớt sự căng thẳng, tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho các em. Không ít trường hợp do giận dỗi nhau, nên có em "nằm vạ" như…ở nhà, lúc đó cô giáo phải tìm cách "dỗ ngọt" mới ổn. Chính vì đặc thù riêng của lớp học đặc biệt này nên mỗi thầy giáo cô giáo ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật thị xã Ninh Hòa đều thật sự tận tâm, kiên trì uốn nắn, hướng dẫn các em từ sinh hoạt cá nhân đến viết từng con chữ, con số.
Rất nhiều học sinh khuyết tật đến lớp trong trạng thái khờ dại, tâm trạng cáu gắt, khó dạy bảo, nhưng bây giờ trở nên lanh lợi, hiền ngoan. Đơn cử như em Nguyễn Thị Kim Ngân, 14 tuổi, trú ở xã Ninh Sơn bị khiếm thính, những ngày đầu đến trung tâm lơ ngơ, nhưng sau một tháng học tập, Ngân trở thành đứa trẻ nhanh nhẹn khác thường, biết giao tiếp bạn bè, thầy cô bằng thủ ngữ, tiếp thu nhanh, được bạn bè quý mến và điều đáng nói là chữ viết của Ngân rất đẹp.
Trong giờ học chữ.
Trường hợp cháu Trần Văn Hoan, 7 tuổi, trú ở xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh là đứa trẻ khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ. Nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy cô giáo sau khi vào trung tâm, cháu Hoan đã dần nói được những câu ngắn và đến nay đã biết hát những bài cô giáo dạy ở lớp. Cùng với việc dạy chữ, giáo dục cách ứng xử thông thường, những thầy cô giáo ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật Ninh Hòa còn đảm trách luyện tập, phục hồi chức năng cho những học sinh thiểu năng trí tuệ.
Chị Phạm Thị Kim Anh - một nhân viên y tế ở trung tâm cho biết: "Việc luyện tập phục hồi chức năng cho các em vấp phải không ít khó khăn so với việc dạy chữ. Bởi lẽ các em tiếp thu chậm, mọi sự hướng dẫn đều thể hiện bằng thủ ngữ, hơn nữa nhiều em có thể lực rất yếu". Chứng kiến chị Anh hướng dẫn học sinh tập luyện những động tác bằng thiết bị dành cho trẻ khuyết tật, tôi thầm cảm phục sự kiên nhẫn của các thầy cô giáo.
Có thể nói các bậc cha mẹ đều cảm nhận sự bất hạnh khi con mình không may bị khuyết tật và bị… "giam lỏng" tại nhà. Chính vì thế những đứa trẻ khuyết tật không có điều kiện tiếp cận, học hỏi để phát triển thể chất và trí tuệ. Khi Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật Ninh Hòa ra đời, nhiều bậc phụ huynh do dự, nhưng đến nay khu nội trú đã lên tới 40 học sinh.
Điều đó cho thấy hiệu quả quản lý giáo dục trẻ khuyết tật ở trung tâm đã tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh, nên nhiều người gọi trung tâm là "ngôi nhà thứ hai" dành cho con em họ. Giám đốc trung tâm Lê Đình Thu cho biết, trung tâm hoạt động từ ngày 5/9/2007, có chức năng thực hiện chính sách xã hội giúp trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, trẻ có nhu cầu tập luyện phục hồi chức năng và tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục thể chất, tinh thần cho trẻ khuyết tật huyện Vạn Ninh, Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa.
Các em được nuôi dạy miễn phí mỗi tháng 240.000 đồng và hưởng chính sách bảo hiểm y tế, mỗi tuần bố mẹ đưa đón về thăm gia đình 1 lần. Đáp lại tấm lòng của thầy cô giáo, đến nay 100% học sinh khuyết tật đều biết đọc, viết, làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 20, trẻ câm điếc đã biết "trò chuyện" với nhau bằng thủ ngữ và tự chăm lo cho mình trong sinh hoạt.
Theo ông Lê Đình Thu, có được kết quả đó là nhờ mỗi thầy giáo, cô giáo ở trung tâm luôn coi trẻ khuyết tật là con em ruột thịt để giáo dục bằng tất cả tình thương yêu. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ cử giáo viên vào TP Hồ Chí Minh tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn dành cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Xin kết thúc bài viết này bằng tâm sự chân thành của một bậc phụ huynh: "Ngôi nhà thứ hai của những đứa trẻ khuyết tật không chỉ xoa dịu nỗi đau của nhiều bậc cha mẹ, mà với chức năng nuôi dạy, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật, hy vọng trong tương lai Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khuyết tật thị xã Ninh Hòa sẽ góp phần tích cực vào hoạt động chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Khánh Hòa"

Phan Thế Hữu Toàn

Nguồn Tin: CAND