Chào mừng bạn tới với Thế giới cộng đồng Người Khuyết Tật

Một cộng đồng chia sẻ tình cảm, tình bạn, tình yêu, học tập và công việc..

Một cộng đồng hoàn hảo trong sự chưa hoàn hảo.

Vì 1 cộng đồng Người Khuyết Tật hòa nhập toàn diện..!!!

2/05/2011

Việc làm cho người khuyết tật?

Câu chuyện về một người khuyết tật (NKT) đi xe lăn xin việc, nhưng mặc áo thun rách mà ThS Đăng Khoa - Giám đốc Trung tâm CNTT & Điện tử Thái Sơn chia sẻ làm không ít người trong buổi Hội thảo viec lam cho nguoi khuyet tat - Cơ hội và thách thức khi VN gia nhập WTO thêm nhói lòng.
Đó cũng là thông điệp mà buổi hội thảo (do Chương trình khuyết tật và phát triển (DRD) tổ chức sáng 22-4-2007 tại ĐH Mở TP.HCM) muốn gửi đến hơn 100 bạn trẻ tham dự là SV khuyết tật, từ khiếm thị, khiếm thính đến khuyết tật vận động. Tuy hầu hết đều suy nghĩ là NKT phải cố gắng, nỗ lực hơn người không khuyết tật rất nhiều để có thể hòa nhập cộng đồng và có việc làm. Song, không nhiều người trong số họ tự tin rằng mình có thể sẵn sàng đóng cơ hội, nhất là khi VN đã gia nhập WTO, sự cạnh tranh giữa các công ty càng trở nên khốc liệt và cơ hội việc làm cho NKT càng khó khăn hơn.
Sự kỳ thị giữa đối tượng xin việc là NKT và người không khuyết tật có thể đâu đó vẫn còn, nhưng, cốt lõi vẫn là sự tự khẳng định mình ở NKT trong quá trình xin việc. Những kinh nghiệm, trao đổi cởi mở của khách mời là một số doanh nghiệp trong lĩnh vực tin học, kiểm toán, thời trang... với các bạn SV như càng khẳng định lại: NKT cần tìm việc bằng năng lực, chứ không bằng sự thương hại của cộng đồng.
Trần Kim Thanh, giám đốc điều hành của E2E FRIENDS, thuộc công ty cổ phần phát triển phần mềm và giải pháp thương mại điện tử E2E đã bộc bạch: "Thanh không đợi các doanh nghiệp... "chấm" mình mà Thanh đã chủ động "chấm" các doanh nghiệp khi mở quyển những trang vàng ra xem, chọn lựa những công ty có các công việc thích hợp với năng lực của mình và apply, thường là qua email hoặc điện thoại. Tuy cũng có nơi e ngại khi gặp mặt phỏng vấn trực tiếp vì không tin tưởng mình sẽ làm được việc, nhưng Thanh vẫn nỗ lực chứng tỏ cho họ thấy, năng lực của mình không thua kém gì người không khuyết tật". Sự tự tin đó đã giúp cô tìm được những việc làm phù hợp như biên tập cho Vietbooks, Firstnews... và đến giờ là một vị trí công việc phù hợp với khả năng của Thanh.
Các doanh nghiệp, các nhân viên phụ trách phần nhân sự tham gia buổi hội thảo đều bày tỏ: không có sự phân biệt nào trong quá trình tuyển dụng đối tượng là NKT vào làm việc; song, mọi người đều luôn nhấn mạnh: "NKT khi tìm việc, đừng mong người khác giúp đỡ mình mà mình phải thật sự nỗ lực". Sự nỗ lực ấy sẽ trang bị cho NKT có những kỹ năng cần thiết để tự tin khi xin việc và một chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, mà nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh.
NKT gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm việc, bởi vì:
- Học vấn - trình độ chuyên môn thấp: 41% NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ; 19,5% học hết cấp một; và 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề và ít hơn 0,1% có bằng ĐH hoặc CĐ (theo Bộ LĐTBXH, 2005)
- Có tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường
- Không đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động
- Bị từ chối vì chủ sử dụng lao động không tin vào khả năng của NKT: khoảng 58% NKT tham gia làm việc, 30% chưa có việc làm và mong muốn có việc làm ổn định
- Không tiếp cận được các cơ hội tự tạo việc làm (thiếu thông tin về vốn, thủ tục, kỹ năng...)
(Do DRD cung cấp)